CẦN LÀM GÌ KHI HƠI THỞ CÓ MÙI HÔI?

Hơi thở có mùi (hôi miệng) là vấn đề khá phổ biến và có thể gây mất tự tin trong giao tiếp.

1.Các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng:

Vệ sinh răng miệng kém: Mảng bám, vôi răng tích tụ gây mùi.
– Lưỡi bẩn: Bề mặt lưỡi có thể chứa nhiều vi khuẩn gây mùi.
Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Khô miệng: Do ít uống nước, thở bằng miệng, dùng thuốc (kháng histamin, chống trầm cảm…).
Thói quen ăn uống chưa hợp lý: Tỏi, hành, cà phê, rượu…
Hút thuốc lá.
Bệnh lý hệ tiêu hóa.

2. Các việc cần làm để cải thiện hơi thở:

1️⃣ Chăm sóc răng miệng đúng cách:

– Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng có chứa fluoride.
– Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước mỗi ngày để làm sạch kẽ răng.
– Chải lưỡi (bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng).
– Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng kháng khuẩn (lựa chọn không chứa cồn).

2️⃣ Lấy cao răng định kỳ:

Nên đến nha sĩ lấy cao răng và kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần.

3️⃣ Chế độ ăn uống hợp lí:

– Uống đủ nước (1.5–2 lít/ngày).
– Nhai kẹo cao su không đường để làm sạch thức ăn.
– Tránh uống nhiều cà phê, rượu, hút thuốc.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây (táo, cà rốt giúp làm sạch răng tự nhiên).

4️⃣ Đi khám nếu cần:

Nếu bạn đã vệ sinh kỹ lưỡng mà tình trạng vẫn kéo dài, nên đi khám nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, tai mũi họng… để tìm nguyên nhân sâu xa.

Hãy liên hệ ngay với Dr An qua số điện thoại 0988.135.963 để đặt lịch tư vấn miễn phí và sở hữu hàm răng chắc khỏe, tự tin như ý muốn!

icon-mess
Chat Facebook
(24/7)
icon-mess
Chat Zalo
(24/7)
icon-mess
0988 135 963
(24/7)
viber
messenger
hotline